Nội dung Sơn hải kinh

Sơn hải kinh có 18 chương.

ChươngTiếng Trung QuốcBính âm tiếng phổ thôngHán-Việt
1南山經Nánshān JīngNam sơn kinh
2西山經Xīshān JīngTây sơn kinh
3北山經Bishān JīngBắc sơn kinh
4東山經Dōngshān JīngĐông sơn kinh
5中山經Zhngngāā JīngTrung sơn kinh
6海外南經Hiwàinán JīngHải ngoại nam kinh
7海外西經Hàiiwàixī JīngHải ngoại tây kinh
8海外北經Hàiiwàiběi JīngHải ngoại bắc kinh
9海外東經Hiwàidoung JīngHải ngoại đông kinh
10海內南經Hinèinán JīngHải nội nam kinh
11海內西經Hinèixī JīngHải nội tây kinh
12海內北經Hinèiběi JīngHải nội bắc kinh
13海內東經Hinèidoung JīngHải nội đông kinh
14大荒東經Dàhuāngdōng JīngĐại hoang đông kinh
15大荒南經Dàhuāngnán JīngĐại hoang nam kinh
16大荒西經Dàhuāngxī JīngĐại hoang tây kinh
17大荒北經Dàhuāngběi JīngĐại hoang bắc kinh
18海內經Hinèi JīngHải nội kinh

Tất cả 18 chương có thể được chia là 4 phần: Sơn kinh (5 chương), Hải kinh (8 chương), Đại hoang kinh (4 chương) và Hải nội kinh (1 chương). Nó ghi lại hơn 100 vương quốc liên quan, 550 ngọn núi và 300 con sông, cùng với thông tin địa lý, văn hóa của các vương quốc gần đó. Sơn hải kinh cũng ghi nhận tới 277 loài động vật khác nhau. Các học giả tin rằng các ghi chép về động vật trong Sơn hải kinh đã bị cường điệu hóa do lịch sử biên soạn lâu dài và kéo dài qua nhiều triều đại khác nhau; tuy nhiên, nó vẫn có một mức độ đáng tin cậy nhất định bởi chúng thường được viết bởi các thầy phápphương sĩ dựa trên kinh nghiệm có được từ chuyến đi của họ.

Người Trung Quốc cổ đại coi Sơn hải kinh là một cuốn sách địa chí,[6] nó được phân vào thể loại địa lý trong cả Tùy thưVăn hiến thông khảo của Mã Đoan Lâm. Nó cũng là một tài liệu tham khảo quan trọng của các nhà sử học Trung Quốc trong suốt lịch sử lâu dài của đất nước họ.

Sơn hải kinh là nguồn gốc và là bản gốc của nhiều thần thoại Trung Quốc cổ đại. Một số trong số chúng đã phổ biến và nổi tiếng trong văn hóa châu Á, như Khoa Phụ, Nữ Oa, Hậu Nghệ, và Hoàng Đế. Đã có đến 450 vị thần đã được đề cập tới trong Sơn hải kinh và họ đã sử dụng cái gì đó gọi là tinh mễ (精米) hoặc tư (糈) tương tự như phép thuật.

Học giả Trung Quốc Ming Hua Zhang tuyên bố rằng Chúc long, một sinh vật thần thoại được đề cập trong Đại hoang bắc kinh, là biểu tượng của cực quang.[7] Chúc long (theo Sơn hải kinh) "màu đỏ, mặt người thân rắn dài hàng ngàn dặm". Ông tin rằng mô tả này phù hợp với đặc điểm của cực quang.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sơn hải kinh http://www.guoxue.com/zibu/zhajia/sanhaijin/shjml.... http://www.chinaknowledge.de/Literature/Science/sh... http://mirlyn.lib.umich.edu/Record/003947324 http://ctext.org/shan-hai-jing http://ctext.org/shan-hai-jing/ens http://www.runivers.ru/philosophy/chronograph/1548... https://books.google.com/books?id=US_jAAAAMAAJ https://books.google.com/books?id=eOUYcJXKrO8C&pri... https://books.google.com/books?id=sq_J0Vkxor8C&pg=... https://books.google.co.uk/books?id=6yCq-NEdKeUC&p...